Các loại khí độc phổ biến trong nuôi trồng thủy sản

Các loại khí độc phổ biến trong nuôi trồng thủy sản

24/05/2024 Đăng bởi: Sales Admin

Khí độc NH3, NO2 phát sinh liên tục và thường đạt đến mức gây độc cho tôm nuôi nhanh chóng chỉ sau một tháng nuôi. Khác với tôm sú, tôm thẻ chân trắng được nuôi thâm canh với mật độ cao hơn nên hàm lượng thức ăn, dinh dưỡng bổ sung vào thức ăn nhiều đồng thời phân thải ra môi trường, cũng nhiều hơn nếu không được quản lý kĩ sẽ dẫn đến khí độc trong ao tăng cao làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm cá.

Đo hàm lượng khí độc NO2 trong ao cao

1. Vậy khí độc có từ đâu, xuất hiện như thế nào ?

Ammonia là chất khí nhưng rất dễ hòa tan vào nước:

NH3 + H2O = NH4+ + OH-

Do đó trong môi trường nước ammonia ở 2 dạng : ammonium (NH4+) hay ammonia (NH3). Tỷ lệ ammonia (NH3) có trong nước phụ thuộc vào pH và nhiệt độ theo tỉ lệ thuận.

Cả 2 dạng NH4 và NH3 đều có khả năng gây độc nhưng NH3 có tác động độc nhiều hơn và có tỉ lệ nghịch với độ mặn.

  • Nguồn gốc của khí độc (ammonia) trong ao:

 Là do sự biến dưỡng của các thủy sinh vật, đặt biệt là sự phân hủy của các hợp chất protein. Trong quá trình tiêu hóa của tôm, cá trong ao.

Là do sự phân hủy chất hữu cơ của các động vật thủy sinh chết ( tảo tàn), thức ăn dư thừa trong ao.

  • Nguồn gốc của khí độc NO2- (nitrite) trong ao:

Nitrite được tạo ra từ quá trình nitrate hóa để tạo nên nitrate

Quá trình nitrat hóa là một quá trình sinh học mà ở đó vi khuẩn nitrat hóa sẽ oxy hóa amonia (độc cho tôm) thành nitrate (không độc cho tôm) thông qua sự hình thành nitrit (gây độc cho tôm) trong điều kiện có oxy (Ritmann và Mac Carty, 2001)

Quá trình này gồm 2 giai đoạn

 Giai đoạn 1: amonia (NH3) biến đổi thành NO2 nitrite

Giai đoạn thứ nhất, nhóm vi khuẩn nitrit như Nitrosomonas spp và Nitrosococcus spp đóng vai trò chủ yếu.

NH4+ + 1,5O2 --- > NO2- +2H+ + H20

Giai đoạn 2: NO2- (nitrite) biến đổi thành NO3-(nitrate)

Giai đoạn 2, nhóm vi khuẩn nitrat hóa như Nitrobacter spp và Nitrospira spp là những nhân tố chính thúc đẩy quá trình.

N02- + 0,5O2 --- > NO3-

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của quá trình này là nhóm vi khuẩn nitrate hóa có tốc độ phát triển rất chậm. khi NH3 bắt đầu hiện diện thì quần thể vi khuẩn oxy hóa ammnium bắt đầu phát triển, tuy nhiên chúng cần đến 2 tuần để đạt trạng thái ổn định.bên cạnh đó, các nhóm vi khuẩn nitrate hóa là nhóm vi khuẩn hiếu khí bắt buộc, chính vì vậy khi hàm lượng oxy bị hạn chế, NH4+ vẫn có thể bị oxy hóa chuyển sang NO2-, nhưng chúng sẽ tích lũy trong nước ao, kết quả là hàm lượng NO2- tăng cao và gây độc cho tôm. Quá trình này thường xảy ra trong ao thiếu oxy do không được sục khí đầy đủ hoặc tồn tại những khu vực yếm khí (góc chết) trong ao.

Nitrite có hàm lượng tương đối thấp trong nước tự nhiên, nitrite ở tầng mặt ít hơn tầng đáy.

Tính độc của nitrite sẽ giảm ở những ao có khí hậu ấm hay có độ mặn cao.

2. Ảnh hưởng của các khí độc đến tôm, cá ?

Tôm lờ đờ, bỏ ăn, mang tôm đen, có dấu hiệu chậm tăng trưởng, nếu không được xử lý sẽ làm tôm giảm sức đề kháng và tôm sẽ dễ bị mẫn cảm, dễ nhiễm các bệnh như ( bệnh phân trắng, gan tụy trên tôm, đốm trắng, đốm đen, hoại tử cơ,…)

Gây rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu do cạnh tranh với ion Cl, làm hạn chế khả năng hấp thụ khoáng chất của tôm, đặc biệt trong các ao tôm độ mặn thấp.

Tôm lột rớt cục thịt, làm vỏ không được

Giảm khả năng sinh sản

Ngoài ra, tác hại của nitrite đối với cá, tôm là chúng kết hợp với hemoglobin của máu để hình thành methemoglobine (có màu nâu) ngăn cản việc hemoglobine kết hợp với oxy và vì vậy oxy khó có thể đi đến các tế bào trong cơ thể sinh vật. Vì vậy có thể gây chết tôm cá nhất là trong điều kiện ao có độ mặn thấp, nhiệt độ ao cao và thời điểm pH trong nước cao.

Ao khí độc cao Tôm nổi đầu bơi lờ đờ trên mặt nước

3. Biện pháp phòng ngừa quản lý ao

- Cải tạo ao tốt trước mỗi vụ nuôi (loại bỏ vật chất hữu cơ tích tụ trong ao)
- Duy trì mật độ nuôi thích hợp
- Không cho thức ăn quá thừa nhất là vào thời điểm nắng nóng tôm ăn mạnh, và thời tiết mưa nhiều lạnh tôm ít ăn.
- Khống chế mức dao động pH nước ao ngày đêm không quá 1
- Sử dụng hấp thu khi độc cấp thời làm sạch lại ngồn nước dùng
YUCCA - EDTA - ZEO 5kg/1.000 - 2.000m³ kết hợp với Yucca Care 1 lít/1000 m3 nước, lặp lại nếu khí độc trong ao cao vượt ngưỡng cho phép.
- Thay nước (nếu nguồn nước cấp đảm bảo tiêu chuẩn chỉ tiêu nước phù hợp, không bị ô nhiễm) và ổn định môi trường nước bằng men vi sinh POND CARE 227g/1.500 m3 nước khi hàm  lượng ammonia và nitrite vượt quá mức cho phép. 

Gửi bình luận của bạn:
;
popup

Số lượng:

Tổng tiền: