-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bệnh đầu vàng (YHD) trên tôm sú
22/02/2024 Đăng bởi: Sales Admin1- NGUYÊN NHÂN
Tác nhân gây bệnh đầu vàng tôm sú là virus hình que kích thước 44±6x173±13nm. Nhân của virus có đường kính gần bằng 15 nm, chiều dài có thể tới 800 nm. Cấu trúc acid nhân là ARN có đặc điểm gần giống họ Rhabdoviridae hoặc nhóm virus dạng sợi của họ Paramyxoviridae. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy virus bệnh đầu vàng gần giống họ Coronaviridae (theo V. Alday de Graindorge & T.W. Flegel, 1999).Trong môi trường Virus không có kí chủ sau 3 ngày sẽ chết, bất hoạt ở nhiệt độ 60OC trong 15 phút, bị diệt ở chlorine 30 ppm.
2- BIỂU HIỆN LÂM SÀN:
Tôm thường bị bệnh từ 50-70 ngày tuổi trở về sau
Lúc đầu tôm bắt mồi mạnh hơn bình thường sau đó bỏ ăn đột ngột sau đó tôm dạt bờ và chết.
Màu sắc tôm nhợt nhạt, gan tụy vàng sưng mềm
Tôm có thể chết toàn bộ trong vòng vài ngày từ 3 ngày – 5 ngày
Bệnh này xuất hiện quanh năm
Quan sát ống gan tụy trên kính hiển vi lipip trong ống gan tụy nhiều hơn bình thường.
3- PHƯƠNG THỨC LAN TRUYỀN BỆNH
Bệnh đầu vàng lây truyền theo đường nằm ngang, virus từ tôm nhiễm bệnh bài tiết ra môi trường hoặc một số tôm giống cũng nhiễm bệnh đầu vàng sẽ lây truyền cho các tôm trong ao nuôi. Cũng có thể một số loài chim đã ăn tôm bị bệnh từ ao khác và bay đến ao nuôi đã mang theo các mẩu thừa rơi vào ao nuôi.
Thường Loài có khả năng bị nhiễm bệnh đầu vàng cao thường là tôm sú, tôm thẻ ít bị hơn.
4- CÁCH PHÒNG BỆNH ĐẦU VÀNG TRÊN TÔM SÚ
-
Hiện nay, bệnh đầu vàng trên tôm sú chưa có thuốc đặc trị, do đó “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cách hạn chế thiệt hại do bệnh hiệu quả nhất chính là phòng bệnh. Để phòng bệnh đầu vàng trên tôm sú, bà con nên áp dụng theo phương pháp phòng bệnh tổng hợp:
- Chọn con giống chất lượng, khỏe mạnh, không nhiễm bệnh. Tuyệt đối không chọn mua tôm giống ở những cơ sở cung cấp thiếu uy tín.
- Chuẩn bị ao nuôi thật tốt, diệt các loài giáp xác mang mầm bệnh trong ao nuôi, rào lưới,… Nạo vét vùng đáy ao và bón vôi, sau đó phơi ao từ 5 - 7 ngày rồi cấp nước vào ao. Trong suốt vụ nuôi, cần bổ sung các chế phẩm vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm để kiểm soát mầm bệnh.
- Thường xuyên theo dõi sự phát triển của tôm, nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bệnh tốt nhất là thu hoạch ngay. Nếu thấy tôm còn quá nhỏ thì cần xử lý nước ao nuôi tôm trước khi tháo bỏ.
- Bên cạnh đó, tránh vận chuyển tôm từ nơi có bệnh đến nơi chưa phát bệnh để hạn chế sự lây lan thành dịch bệnh. Đối với những con tôm bệnh được vớt khỏi ao, cách tốt nhất là tiêu hủy, nước từ ao tôm bệnh không được thải ra ngoài môi trường mà phải được xử lý bằng vôi nung hoặc chlorine trước khi thải ra ngoài.
Dylan Tri Ân Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11 (20/11/2024)
Những Buổi Training Định Kì Tại Dylan (06/11/2024)
Trung Thu Cho Thiếu Nhi Năm 2024 “ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM” (11/10/2024)
Chuyến Du Lịch Hàng Năm: Tiếp Năng Lượng Cho Tập Thể DYLAN (30/08/2024)
THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9 (27/08/2024)
Giao lưu kết nối nông nghiệp thông minh Việt – Đài 2024 (30/07/2024)