Cảnh Báo Mùa Mưa: Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Nuôi Tôm

Cảnh Báo Mùa Mưa: Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Nuôi Tôm

15/07/2025 Đăng bởi: Sales 1

Khi trời mưa, môi trường ao nuôi tôm có thể thay đổi đột ngột, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm nếu không được quản lý đúng cách. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà người nuôi cần nắm rõ để ứng phó hiệu quả trong những ngày mưa gió.

1. Ổn định pH và độ kiềm

Nước mưa có tính axit và làm loãng nước ao, gây giảm pH đột ngột – một trong những nguyên nhân khiến tôm bị sốc và dễ mắc bệnh.

Giải pháp:

  • Đo pH thường xuyên, đặc biệt sau mưa.
  • Bón vôi dolomite hoặc vôi nung (CaO) với liều lượng phù hợp để giữ pH ổn định trong khoảng 7.5 – 8.5.
  • Nếu độ kiềm thấp hơn 80 mg/l, có thể bổ sung NaHCO₃ để ổn định môi trường nước.

2. Quản lý nhiệt độ và độ mặn

Mưa lớn làm giảm nhiệt độ và độ mặn ao nuôi, gây sốc thẩm thấu khiến tôm bỏ ăn, yếu sức.

Giải pháp:

  • Xả bớt nước tầng mặt để loại bỏ lớp nước mưa tích tụ.
  • Nếu độ mặn giảm mạnh, nên bổ sung muối khoáng hoặc nước ót chuyên dụng để duy trì độ mặn ổn định.

3. Duy trì hàm lượng oxy hòa tan

Trong điều kiện trời âm u, mưa nhiều, quá trình quang hợp của tảo giảm, kết hợp với lượng chất hữu cơ phân hủy tăng lên làm oxy hòa tan trong nước giảm mạnh, gây nguy cơ tôm nổi đầu.

Giải pháp:

  • Vận hành quạt nước, sục khí trước – trong – sau mưa.
  • Bổ sung men vi sinh và vi sinh xử lý đáy ao để phân hủy chất hữu cơ, giảm sinh khí độc như H₂S, NH₃.
  • Có thể đánh oxy bột hoặc oxy viên để nhanh chóng tăng lượng oxy hòa tan.

4. Tăng cường sức đề kháng cho tôm

Thời tiết mưa làm tôm dễ bị stress, giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus gây bệnh phát triển.

Giải pháp:

  • Tạt vitamin C và khoáng chất sau mưa để tăng sức đề kháng.
  • Trộn thêm enzyme, men vi sinh, vitamin vào thức ăn.
  • Sử dụng thảo dược hoặc chế phẩm sinh học hỗ trợ hệ miễn dịch cho tôm.

5. Theo dõi sức khỏe tôm thường xuyên

Sau mưa, tôm có thể xuất hiện các biểu hiện như bỏ ăn, mềm vỏ, tôm lột vỏ rớt cục thịt, tôm,… cần theo dõi kỹ để có hướng xử lý kịp thời.

Giải pháp:

  • Kiểm tra nhá hàng kỹ lưỡng.
  • Giảm lượng thức ăn nếu tôm ăn yếu để tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm đáy ao.

 

Gửi bình luận của bạn:
;
popup

Số lượng:

Tổng tiền: