Tôm bị Đen Mang do đâu ?

Tôm bị Đen Mang do đâu ?

09/05/2024 Đăng bởi: Sales Admin

Bệnh đen mang là bệnh thường gặp ở tôm nuôi trong các ao nuôi có môi trường không tốt, mật độ nuôi dày. Môi trường nuôi bẩn làm cho mang tôm có màu đen. Khi tôm bị đen mang sẽ làm mất đi khả năng trao đổi oxy, bài tiết khí độc làm tôm hoạt động bơi lội kém, ăn chậm hoặc bỏ ăn, dẫn đến tôm chậm lớn suy yếu dần, nguy hiểm hơn có thể gây chết hàng loạt chỉ trong ít ngày sau khi phát hiện dấu hiệu bệnh.

1. Nguyên nhân

- Do nguyên sinh động vật (Lagenophrys), Paramoeba sp (trùng amip), sợi khuẩn (Leucothrix mucor), Hyalophysa chattoni…

- Do một ký sinh trùng (Hyalophysa chattoni)

- Do vi khuẩn (thường là Vibrio) 

- Do nhiễm nấm Fusarium, Aspergillus,… 

- Khi mang tôm bị nhiễm vi khuẩn hay nhiễm nấm Fusarium này cũng làm xuất hiện các sắc tố melanin ( do cơ thể tôm phản ứng lại bảo vệ cơ thể ) làm mang tôm có màu đen. Khi tôm nhiễm nấm Fusarium: Có thể thấy được sợi nấm khi soi tươi mang tôm bệnh bằng kính hiển vi. Các loài nấm thuộc giống Fusarium có trong nước ngọt, nước lợ và đất ở khắp nơi. Tất cả các loài tôm nuôi đều có thể bị nhiễm nấm. Tôm gần trưởng thành và trưởng thành thường bị nhiễm nặng. Tôm sú và tôm thẻ tương đối đề kháng được với nấm nhưng khi bệnh xảy ra rất khó điều trị.

- Do tảo lục dạng sợi, tảo lam dạng sợi trong ao nuôi quá nhiều vướng vào mang tôm
- Do ao ô nhiễm, chất bẩn hữu cơ hoặc tảo tàn bám làm mang tôm có màu đen.

- Tôm sống trong điều kiện pH thấp, phèn cao, có nhiều ion kim loại nặng như nhôm, sắt, muối của các kim loại này kết tụ trên mang của tôm làm nó chuyển màu đen

Hình 1. Ao mật độ tảo dày, hàm lượng phèn và chất hữu cơ trong ao cao

- Tôm trong ao có hiện tượng bị đóng rong, các sinh vật bám như động vật đơn bào, vi khuẩn dạng sợi, tảo, nấm bám trên mang và bề mặt cơ thể của tôm. Các sinh vật này tạo điều kiện cho các chất vẩn hữu cơ bám và làm mang tôm chuyển màu.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh
- Thả nuôi với mật độ dày, dư thừa thức ăn, xác tảo tàn...tích tụ dần dưới đáy ao tạo ra một lượng lớn bùn bã hữu cơ có thể bám vào mang tôm trong quá trình di chuyển và hô hấp của tôm.
- Tôm bị đóng rong, các vi sinh vật, vi khuẩn, nấm bám vào mang tạo điều kiện cho các chất vẩn hữu cơ dể dàng xâm nhập vào làm mang tôm chuyển màu đen.

- Do tiếp xúc khí độc trong ao lâu dài
- Tôm bị nhiễm nấm, các nguyên sinh động vật trong ao nuôi.
- Ao nuôi có nồng độ pH thấp, phèn cao, ao có nhiều ion kim loại nặng (sắt, nhôm), muối của các kim loại này kết tụ trên mang của tôm làm nó dịch chuyển sang màu đen.

3. Triệu chứng
- Tôm nổi đầu do thiếu oxy, bơi lờ đờ trên mặt nước, dạt vào bờ.
- Tôm hoạt động kém, giảm ăn, chậm lớn và chết khi môi trường thay đổi làm tôm stress và các tác nhân gây bệnh khác
- Mang tôm có màu nâu hoặc đen. Khi nhiễm nặng các phụ bộ, chân và đuôi cũng bị đen.

Hình 2. Tôm bị đen mang

Đen mang có thể làm tăng số lần lột xác của tôm, sự lột xác giúp tôm loại bỏ các mang hư hại nhưng nhiễm trùng nhanh chóng trở lại và tiếp tục làm mang tôm bị đen. Đen mang làm tôm suy yếu nhanh chóng, tôm chậm tăng trưởng và có khả năng chịu đựng kém hơn (Frede và cộng sự, 2015).

* Biện pháp xử lý

Khi có hiện tượng bệnh lý xuất hiện cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đen mang để đưa ra phương pháp xử lý hiệu quả nhất.
Lập tức giảm 30-50% lượng cho ăn, tăng cường chạy quạt, sục khí.
Thay nước 20-30% mỗi ngày (nếu có thể).

4. Phòng bệnh
- Chọn con giống có chất lượng tốt.
- Quản lý tốt khẩu phần ăn hằng ngày, tránh dư thừa thức ăn
- Dọn ao kỹ trước khi thả tôm, trong thời gian thả định kì xiphong đáy ao (nếu có), sử dụng diệt khuẩn định kì để hạn chế vi khuẩn có hại, nấm, kí sinh trùng xâm nhập vào cơ thể tôm, đồng thời cấy men vi sinh ( Bacclear 227g/2.000 - 4.000m3 nước) thường xuyên để tạo hệ vi sinh vật có lợi trong ao, xử lý bùn bã hữu cơ tạo môi trường thuận lợi cho tôm phát triển khỏe mạnh.

Hình 3. Ao màu nước tôm thẻ chân trắng được gây màu nước bằng men vi sinh 

- Theo dõi định kỳ mật độ tảo, khí độc, màu nước trong ao nuôi để kịp thời xử lý, tránh tảo tàn đồng loạt, đảm bảo màu nước và độ pH trong ao luôn ở mức ổn định.
- Tăng cường sục khí hoặc bổ sung oxy cấp thời vào ao nuôi (Oxy Viên từ 2- 5 kg/1.000 m3 nước) để tăng hàm lượng Oxy nhằm phân hủy mùn bã hữu cơ và khí độc trong ao nuôi nhanh.

 

Gửi bình luận của bạn:
;
popup

Số lượng:

Tổng tiền: