Phác đồ trị bệnh EMS trên tôm

Phác đồ trị bệnh EMS trên tôm

02/06/2021 Đăng bởi: Admin Dylan

I.EMS – Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

- Bệnh tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) là bệnh thiệt hại nghiêm trọng cho tôm nuôi tại Việt Nam (cả tôm thẻ chân trắng lẩn tôm sú) vì diễn biến rất phức tạp.

- Tôm có thể bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy trong suốt quá trình nuôi, tập trung nhiều ở giai đoạn từ 10-50 ngày tuổi.

1.Nguyên nhân:

Bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tích hợp với phage độc tương thích, tạo ra một độc tố mạnh làm phá hủy mô và làm rối loạn chức năng gan tụy trong hệ thống tiêu hóa của tôm. Đây là nguyên nhân làm tôm chết sớm trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi thả, tỷ lệ tôm chết có thể lên tới trên 70%.

 

H/a vi khuẩn dưới kính hiển vi

Bệnh tấn công theo hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu: Vibrio parahaemolyticus nhiễm phage tiết ra độc tố làm tôm yếu, mất sức đề kháng.

Giai đoạn sau: Một đợt tấn công thứ 2 của vi khuẩn,   tiết ra độc tố làm rối loạn chức năng gan tụy và hoại tử mô gan tụy tôm chết hàng loạt.

Chính cơ chế này giải thích lý do tại sao khó phòng bệnh và việc điều trị bằng kháng sinh không mang lại hiệu quả mong muốn.


 

2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh tôm chết sớm (EMS):

  

H/a tôm bị bệnh EMS

II. Giải pháp phòng và trị bệnh EMS trên tôm thẻ chân trắng

1.Quy trình phòng bệnh chung:

1.1 Đối với tôm giống:

– Chọn đàn tôm bố mẹ khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh

– Không nên ương ấp với mật độ quá dày đặc.

– Xử lý nguồn nước bằng các phương pháp khác nhau như: Phương pháp cơ học (lọc), phương pháp hóa học (xử lý bằng thuốc sát trùng), phương pháp lý học (sát trùng bằng đèn cực tím), phương pháp sinh học (men vi sinh) để tiêu diệt và kìm hãm các tác nhân gây bệnh.

1.2. Đối với nuôi tôm thương phẩm :

Trước khi thả nuôi

–Xử lý, sát khuẩn đáy ao trước khi thả nuôi : bằng việc vét bùn, phơi nắng đáy ao, sát trùng đáy ao bằng vôi và hóa chất như Chlorine, Thuốc tím, TCCA hoặc BKC để tiêu diệt những loại mầm bệnh gây hại ở dưới đáy ao. Bùn tích lũy ở đáy ao gây trở ngại to lớn đối với chất lượng nước ao nuôi. Bùn không chỉ tiêu thụ một phần lớn oxy, nó còn giữ nhiệt và các thành phần dinh dưỡng thừa, sự xáo động bùn sẽ cho phép vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở. Hạt thức ăn chìm hoặc quét qua khu vực này sẽ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn và cuối cùng bị tôm ăn.

Trong quá trình nuôi:

– Lựa chọn những con giống khỏe, sức đề kháng cao, loại bỏ những con yếu ớt và mang mầm bệnh khi thả giống.

– Nuôi tôm với mật độ vừa phải, phù hợp với mô hình ao nuôi: ao đất 60 – 80 con/m2, ao bạt 200 – 300 con/m2.

– Luôn giữ môi trường nước trong ao ổn định qua việc: Sử dụng men vi sinh xử lý nước và đáy ao: POND CLEARPOND CARE định kì 5 ngày/ lần để phân hủy chất hữu cơ và làm sạch đáy ao giúp giảm nồng độ khí NH3, NO2 , đồng thời ức chế sự phát triển vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi.

– Cho tôm ăn men đường ruột SUBAC và bổ gan HEPATIC định kỳ 5-7 ngày/ lần.

– Từ 20 ngày trở đi trộn SANVIC cho tôm ăn với liều phòng là 3ml/kg thức ăn liên tục 3-5 ngày định kỳ 10 ngày/lần.

– Ngoài ra cần bổ sung các chất bổ gan trộn vào thức ăn, giúp cho gan tôm khỏe và tăng cường sức tiêu hóa, đề kháng cao như Betaglucan, Beta One, Vitamin C, C Fresh.

 

  • Trong quá trình nuôi bà con cũng nên cho tôm ăn với lượng vừa phải, không nên cho ăn quá dư thừa, không dùng các loại thức ăn đã hết hạn hoặc lên mốc cho tôm ăn
  • Loại bỏ chất thải trong ao nuôi tôm định kỳ bằng phương pháp xiphong, hoặc thường xuyên bổ sung men vi sinh nhằm xử lý chất thải. Loại bỏ chất thải góp phần làm giảm vi khuẩn gây bệnh trong ao nuôi tôm.
  • Để đảm bảo tôm nuôi phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, các ao nuôi cần kiểm tra môi trường nước, khống chế mật độ vi khuẩn Vibrio/ml nước trước khi thả nuôi, luôn đảm bảo oxy hòa tan cao, duy trì độ mặn và nhiệt độ nước không quá cao, độ pH trong ao nuôi đảm bảo từ 7,8 - 8,2. Mực nước trong ao nuôi cũng phải ở mức thích hợp: từ 1,2 - 1,4m, luôn tiến hành định kỳ diệt khuẩn trong ao nuôi. Các ao nuôi khi có tôm bệnh phải tẩy trùng triệt để, khoanh vùng, cách ly, không xả nước thải, tôm chết ra ngoài môi trường. Thường xuyên kiểm tra mật độ vi khuẩn gây bệnh định kỳ 5 – 7 ngày/lần để có phương pháp xử lý kịp thời.

2. Phác đồ điều trị bệnh EMS:

Bước 1: Giảm cho ăn hoặc ngưng cho ăn hoàn toàn trong 1 ngày. Mở hết quạt với tốc độ cao nhất để hỗ trợ việc phân hủy chất thải trong ao nuôi 1 cách nhanh nhất. Không nên lo lắng rằng nếu tôm khỏe mạnh ăn tôm bệnh hoặc chết sẽ bị lây bệnh. Lý do để ngưng cho ăn là để cho tôm không lột xác. Cơ chế tự nhiên sẽ làm cho chúng hoãn lột xác khi thức ăn không nhiều. Nếu tôm không lột xác thì số lượng lớn tôm sẽ không chết. Sau khi ngưng cho ăn, số lượng tôm mới chết sẽ chậm lại và sẽ dừng lại sau 3-5 ngày. Ngoài ra khi tôm bệnh, lượng ăn cũng đã giảm nên tránh cho ăn dư thừa làm tồn dư lượng hữu cơ trong ao. Sát trùng ao nuôi với AQUADINE liều 1 lít cho 1000m3 nước.

Bước 2: Sử dụng vi sinh sau khi đánh diệt khuẩn khoảng 24 tiếng với liều cao so với bình thường để xử lý nước và đáy ao: POND CLEAR liều 227g cho 2000 – 3000m3 nước.

Bước 3: Trộn cho ăn SANVIC liều 6ml cho 1kg thức ăn. Ngày ăn 2 cữ sáng chiều.

Nên cho ăn liên tục từ 5 -7 ngày đến khi tôm hoàn toàn hết bệnh. Sau khi điều trị từ 5 – 7 ngày khi gan tôm đã có màu sắc rõ nét và trở  lại bình thường thì có thể trộn thêm 3 – 5ml HEPATIC cho 1kg thức ăn giúp bổ gan và loại bỏ tồn dư kháng sinh trên tôm.

Gửi bình luận của bạn:
;
popup

Số lượng:

Tổng tiền: