-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Những vấn đề lột xác của tôm trong ao nuôi
01/06/2024 Đăng bởi: Sales Admin
1.Giới thiệu
Chu kì lột xác của các giáp xác là một trong những đặc trưng sinh lý hấp dẫn nhất của giáp xác. Sự hiện diện của một màng bộc vững chắc tạo thuận lợi hiển nhiên vì nó cung cấp sự bảo vệ cho cơ thể và là bộ xương ngoài cho sự đính cơ, nhưng nó đặt ra khó khăn là ngăn cản sự tăng trưởng.Vì vậy sự gia tăng kích thước cơ thể phải xảy ra trong một loạt các bước có liên hệ đến sự lột bỏ bộ xương ngoài cũ, ở một thời điểm được gọi là lột xác, là một biến cố có tính chu kì, làm gián đoạn đời sống bình thường của con vật.
Hình 1.Tôm lột lớp vỏ cũ của mình ra được gọi là “lột xác”
Ngày nay người ta nhận biết rằng các giai đoạn khác nhau của chu kì lột xác là nhiều hay ít liên tục, sự hồi phục từ một sự lột xác được theo sau bởi việc tích lũy các chất dự trữ trao đổi chất và sự chuẩn bị cho lần lột xác kế tiếp.
Ngay trước và sau khi lột bỏ bộ xương ngoài cũ, nước được hấp thu vào trong con vật để làm giãn nở vỏ mới còn mềm. Sự gia tăng tiếp theo về kích thước, đôi khi được nghĩ như sự “ tăng trưởng” , nhưng một cách chính xác, quá trình này chỉ là một sự giãn nở cơ học. Sự tăng trưởng thực sự là sự kiến tạo mô mới, xảy ra trong các giai đoạn sau của chu kì lột xác.
Sự lột xác, mặc dầu chỉ chiếm một tỉ lệ ngắn của toàn thể chu kỳ, nhưng là thời kỳ có một số nguy hiểm, và tử vong thì thường cao ở thời điểm này. Các nguồn nguy hiểm tăng 3 lần thuộc cơ học, sinh lý, sinh học.
Khó khăn cơ học: có thể được hiểu trong việc thoát khỏi vỏ cũ, các phần ngoài nở to của càng của nhiều decapad hàm chứa một vấn đề nguy hiểm đặc biệt.
Các vấn đề sinh lý: gia tăng từ những thay đổi đáng kể các tỉ lệ ion và nồng độ ion tổng cộng của dịch cơ thể lúc lột xác, từ sự pha loãng được tạo ra bởi hấp thu nước vào trong các tế bào, và từ những thay đổi về tính thấm của bề mặt cơ thể.
Sinh học: Cuối cùng, nếu vượt qua được tất cả các khó khăn trên, con vật vẫn phải tránh những chú ý của địch hại có ưu thế cho tới khi vỏ mới đủ cứng một cách hiệu quả để thực hiện việc trốn thoát hay có thể đối đầu.
Hình 2. Tôm lột xác không cứng vỏ do tác động bởi môi trường ao nuôi
2. Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng
Việc đầu tiên đối với sự lột xác là sự thành lập đặc biệt một lớp vỏ mới dưới bộ xương ngoài đang hiện diện và rồi các lớp giữa của bộ xương ngoài được tái hấp thu phần lớn, phần còn lại thì được lột bỏ lúc lột xác, và một sự gia tăng nhanh chóng kích thước cơ thể xảy ra trước khi vỏ mới cứng lại.
Hình 3. Bảng chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng
3. Các chỉ tiêu chất lượng nước ảnh hưởng đến chu trình lột xác
Các chỉ tiêu Oxy hòa tan, pH, độ mặn, độ kiềm,…ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lột xác của tôm. Các chỉ tiêu chất lượng nước không tốt có thể khiến tôm chậm lột xác. Cũng có nhiều trường hợp không thể lột xác được. Những con tôm không có khả năng vượt qua được giai đoạn quan trọng này để bước sang một chu kỳ sống mới sẽ bị loại bỏ. Tỷ lệ hao hụt tăng cao, dẫn đến năng suất ao nuôi giảm.
pH là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình lột xác của tôm. pH trong ao nuôi thích hợp cho tôm lột xác là từ 7.7 – 8.2
Oxy hòa tan: Trong quá trình lột xác nhu cầu oxy của tôm tăng gấp đôi nên cần tăng cường sục khí trong ao bằng quạt nước. Đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao luôn ở mức 4 – 6mg/l trong suốt quá trình lột xác của tôm.
Hình 4. Biểu đồ hiển thị pH và thời gian tôm lột xác
Độ mặn không có ảnh hưởng trên sự khởi đầu tiền lột xác nhưng ảnh đến trong và sau khi lột xác quyết định tôm có thể nhanh cứng vỏ nhanh hay chậm. Độ mặn cao lượng khoáng chất (canxi, photpho) lớn giúp tôm lột xác dễ dàng và nhanh cứng vỏ. Ao nuôi thiếu khoáng sẽ làm tôm khó lột vỏ, và sau khi lột vỏ, vỏ tôm mềm chậm cứng dẫn đến các mối nguy hiểm như là các bệnh xâm nhập, tôm khỏe ăn tôm yếu và tôm có thể chết khi ao nuôi có khí độc cao. Vì vậy, đối với những ao nuôi tôm có độ mặn thấp thì phải tăng cường việc bổ sung khoáng cho tôm.
Độ kiềm: Kiềm thấp nước không có hệ đệm tốt pH trong ao sẽ dễ dao động làm tôm dễ bị stress. Kiềm trong nước quá thấp làm tôm khó lột vỏ, lâu cứng vỏ. Nên phải duy trì độ kiềm từ 90 -180 mg CaCO3/l trong ao nuôi .Bằng cách sử dụng vôi và bổ sung khoáng 3 – 5 ngày/lần vào ban đêm, giúp tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt. Do đó, Sau khi lột xác kiềm sẽ giảm do các ion đã được sử dụng để hình thành lớp vỏ mới.
Ngoài ra nếu kiềm cao trên ngưỡng cho phép cũng làm tôm không lột vỏ.
Ví dụ: kiềm thích hợp trong ao nuôi tôm sú
Mới thả: 80-100mg caco3/l
45 ngày nuôi: 100-130 mg caco3/l
>45 ngày tuổi: 130-150 mg caco3/l
Yếu tố dinh dưỡng
Đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm.
Sự khởi đầu lột xác phụ thuộc vào việc dự trữ dinh dưỡng trong cơ thể, có nghĩa là một gan tụy đã tích lũy đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình lột xác.
Sự đói ức chế lột xác trong khi việc ăn kích thích lột xác.
Các điều kiện bên ngoài khác
Ánh sáng: Cả hai cường độ và thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến giáp xác. Nếu giai đoạn tiền lột xác được khởi đầu trong một thời gian tối ổn định, ánh sáng có thể ngừng quá trình.
Nhiệt độ: Nhiệt độ có cả hai ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên chính sự lột xác và các quá trình kiểm soát lột xác. Vì phần lớn quá trình trao đổi chất tỉ lệ thuận với nhiệt độ và hoạt động lột xác của giáp xác.
Sự lột xác bị trì hoãn khi các con cái mang trứng, và thường tôm sẽ lột xác sau khi thải trứng.
4. Những nguyên nhân tôm khó lột xác và có thể chết trong hoặc sau khi lột xác
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do tôm thiếu chất dinh dưỡng, khoáng chất, gan tụy không tích trữ đầy đủ dinh dưỡng,…
Tôm bị mắc các mầm bệnh như nấm, đốm đen, đóng rong,…
Do nhiệt độ nước giảm đột ngột/cục bộ: Lúc này tôm có xu hướng tìm đến vùng nước có nhiệt độ ấm hơn đáy ao, đồng thời tránh đi tiếng ồn của mưa to (nơi tập trung nhiều khí độc và mầm bệnh). Tại đây, tôm thường chết “bị rớt cục” thịt sau khi lột.
Hình 5. Tôm sau khi lột vỏ chết "rớt cục thịt".
Do nuôi tôm mật độ dày: Khi tôm vừa lột vỏ xong thịt còn mềm và sức khỏe rất yếu chưa kịp hấp thụ khoáng từ môi trường bên ngoài để cứng vỏ thì còn này đâm con kia, con mạnh hơn ăn con yếu hơn dẫn đến hiện tượng tôm chết.
Do thiếu oxy hòa tan trong ao: Khi mưa lớn dễ dẫn đến việc nước ao bị phân tầng oxy, dẫn đến thiếu hụt oxy ở đáy, đặc biệt là về đêm. Nếu tôm lột nhiều trong nước, trước và sau khi mưa càng làm cho tôm dễ chết đồng loạt hơn vì thiếu oxy, khí độc cao, sự thiếu hụt khoáng chất và sự sụt giảm độ cứng, độ kiềm của nước ao.
Do pH bị giảm nhanh: Khi mưa lớn pH giảm sẽ kích thích quá trình lột xác của tôm diễn ra nhanh chóng hơn, tuy nhiên điều này dễ làm tôm chết trước, trong và sau khi mưa.
Do sụp tảo, tảo tàn phát triển nhanh chóng trong quá trình nuôi: Tảo tàn sẽ sinh ra khí độc đặc biệt là H2S, tôm chết do ngộ độc H2S. Đồng thời tảo tàn là nơi nuôi dưỡng mầm bệnh, mật độ vi khuẩn gia tăng cùng với sức khỏe tôm đang suy giảm làm tôm càng dễ nhiễm bệnh: Rỗng ruột, đốm đen, đen mang, và hoại tử gan cấp tính.
5. Những trường hợp có thể kích thích tôm lột vỏ
Mưa xuống rất dễ kích thích tôm lột vỏ
Đánh hóa chất diệt khuẩn, vôi, khoáng cũng kích thích tôm lột vỏ
Ao độ mặn thấp dùng formalin 10-20ml/m3 nước đánh buổi sáng tạt đều mặt ao đã được thay nước bớt, sau đó để đến chìu mát sẽ cấp nước mới vào thì tôm sẽ bị kích thích nhẹ và lột
Ao có độ mặn cao dùng saponine dùng 1-1.5 cho 1000m2 vào ao đã thay bớt nước, sau đó 9h tạt khắp ao, sau đó chiều cho nước vào sẽ kích thích tôm lột vỏ
Dùng vôi 20-30kg/m2 để sau 4 - 6h sau cấp nước vào lúc này thay đổi nhiệt độ và pH cũng kích thích tôm lột vỏ
Lưu ý: Trước khi kích thích tôm lột vỏ đảm bảo tôm đã đến chu kì lột vỏ, tôm khỏe mạnh bình thường, tôm không bỏ ăn.
Hình 6. Tôm có vỏ bóng chắc và đẹp
Dylan Tri Ân Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11 (20/11/2024)
Những Buổi Training Định Kì Tại Dylan (06/11/2024)
Trung Thu Cho Thiếu Nhi Năm 2024 “ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM” (11/10/2024)
Chuyến Du Lịch Hàng Năm: Tiếp Năng Lượng Cho Tập Thể DYLAN (30/08/2024)
THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9 (27/08/2024)
Giao lưu kết nối nông nghiệp thông minh Việt – Đài 2024 (30/07/2024)