Độ kiềm trong nuôi trồng thủy sản ? Cách nâng kiềm hiệu quả trong thủy sản

Độ kiềm trong nuôi trồng thủy sản ? Cách nâng kiềm hiệu quả trong thủy sản

26/08/2024 Đăng bởi: Sales Admin

1. Độ kiềm là gì ?

- Các bazo bicarbonate, carbonate, ammonia, hydroxide, phosphate, silicate và một số hợp chất hữu cơ tạo nên độ kiềm của nước. Tuy nhiên, trong nuôi trồng thủy sản, bicarbonate, carbonate và hydroxide là các bazo đại diện cho độ kiềm của nước mà có thể phân tích được.

- Độ kiềm tổng cộng: là hàm lượng của tất cả bazo có thể chuẩn độ được có trong nước. Đơn vị đo lường là mg CaCO3/l calcium carbonate (CaCO3). Hiện tại hầu như chúng ta đang sử dụng test kiểm tra độ kiềm tổng cộng của nước Đức (test Sera). Tại Đức, độ kiềm tổng cộng có đơn vị đo lường là kH, 1kH = 17, 848 mg CaCO3/l

- Tùy vào pH trong nước để xác định độ kiềm tổng cộng bao gồm các loại bazo. Phenolphthalein và methyl orange là hai chất chỉ thị dùng để xác định các điểm ph kiềm. Trong nuôi trồng thủy sản, độ kiềm tổng cộng có thể tương ứng với hàm lượng hỗn hợp hay riêng rẽ cac bazo như: (1)bicarbonate,(2) bicarbonate và carbonate,(3)carbonate.

- Những ao có độ kiềm thấp thường nằm ở những vùng đất cát, trong khi ao có độ kiềm cao hơn thì ở những vùng đất sét hay đất thịt.

- Nước tự nhiên thường có độ kiềm là 40 mg CaCO3/l. Nước biển thường có độ kiềm tổng cộng là 116 mg CaCO3/l.

- Nước trong ao ở vùng đất axit thường có nồng độ bicarbonate, carbonate, canxi, magie thấp. Thường nước có độ kiềm thấp sẽ có độ cứng thấp, thông thường những nước đó sẽ không có hệ đệm tốt để chống lại sự thay đổi pH, và chúng không có khả năng dự trữ lớn lượng  carbon vô cơ để cung cấp cho sự quang hợp của phiêu sinh thực. Việc sử dụng vôi nông nghiệp CaO, CaCO3,… có thể làm tăng pH đất, gia tăng độ kiềm tổng cộng và độ cứng tổng cộng trong nước, là hệ đệm cho nước chống lại sự thay đổi pH. 

- Độ cứng tổng cộng là nước có chứa hàm lượng các chất kiềm cao được xem là nước cứng.Độ cứng tổng cộng là do sự hiện diện của calcium và magnesium. Độ cứng được biểu diễn mg CaCO3/l.

- Trong 1 ngày đêm biên độ giao động pH không vượt quá 0.5, tùy theo môi trường nước và tình trạng tôm, nếu biên độ ph giao động cao sẽ gây ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường nước và dễ làm tôm bị stress tạo điều kiện cho các mầm bệnh gây hại dễ làm tôm bị nhiễm bệnh.

- Kiềm thích hợp trong ao: 80 – 180 mg/l và tôm càng lớn thì nhu cầu độ kiềm trong ao càng cao

2. Kiềm ảnh hưởng đến ao nuôi như thế nào ?

- Tác dụng của kiềm trong ao nuôi

  • Kiềm giúp ổn định pH nước ao nuôi, giúp biên độ giao động ngày đêm ph nước không quá cao, giúp môi trường nước và tôm, cá ổn định không bị stress, giúp tôm, cá trong ao nuôi phát triển tăng trưởng tốt.
  • Những ao có kiềm cao, hệ đệm trong ao nuôi tốt có khả năng dự trữ lượng lớn carbon vô cơ để cung cấp cho sự quang hợp của tảo trong ao nuôi, góp phần trong trọng trong việc gây màu tảo trong giai đoạn chuẩn bị thả và mới thả.
  • Kiềm trong ao giúp tăng cường điện giải, bổ sung khoáng kích thích, thúc đẩy quá trình lột xác, giúp tôm cứng vỏ làm thúc đẩy quá trình phát triển tăng trưởng của tôm.

3. Những cách nâng kiềm hiệu quả trong ao nuôi ?

- Dùng vôi nông nghiệp CaCO3, CaO, CaMg(CO3)2 ...

- Dùng Sodium bicarbonate (NaHCO3 ) để nâng kiềm trong ao nuôi như Bicar z, Bicar Trung Quốc,...

   Hình 1 : Nguyên liệu Bicar z nâng kiềm

3.1 Liều dùng khi sử dụng
- Đối với ao có pH nước từ 4.0-7.0: 10-15kg/1000m3
- Đối với ao có pH >7.0: 5-10/1000m3
- Liều lượng dùng để xử lý có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào độ kiềm trong ao.
3.2 Cách dùng khi sử dụng
- Hòa tan NaHCO3 Bicar với nước lượng vừa đủ rồi tạt đều khắp ao.
- Đánh lúc ban đêm
- Nên chia NaHCO3 ra đánh nhiều lần trong ngày để đảm bảo hiệu quả, chống sốc cho tôm.
- Có thể đánh kèm với vôi cho hiệu quả tốt hơn (chú ý đến pH khi ao nuôi có tôm).

Gửi bình luận của bạn:
;
popup

Số lượng:

Tổng tiền: