-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bệnh TPD (Translucent Post Larva - Disease "Bệnh mờ đục trên hậu ấu trùng")
25/03/2024 Đăng bởi: Sales AdminGần đây, một loại bệnh mới được gọi là “translucent post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) hoặc “glass post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng thủy tinh (GPD) ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) đang trở thành mối đe dọa cho nghề nuôi tôm Việt Nam hiện nay.
Bệnh mờ đục trên ấu trùng post là một bệnh gây tỉ lệ chết cao ở tôm thẻ chân trắng, ban đầu xuất hiện đầu tiên ở một số trại sản xuất giống tôm ở tỉnh Quảng Đông và tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), chủ yếu ảnh hưởng đến ấu trùng post 6–12 ngày tuổi (PL6 ~ 12). Tôm bị bệnh có các dấu hiệu lâm sàng điển hình như: Đường tiêu hóa trống rỗng và gan tụy nhợt nhạt/ không màu (Wang & cs., 2021, Zou & cs., 2020b).
Tỷ lệ chết ở quần thể bị bệnh có thể lên tới 90–100% thường trong vòng 72 giờ kể từ khi xuất hiện cá thể bất thường. Kết quả, 80% trại sản xuất giống ở các vùng nuôi tôm ven biển chính của Trung Quốc đã ngừng sản xuất ấu trùng post tôm thẻ chân trắng vào năm 2020, và sự lây lan của TPD đã gây ra mối đe dọa mới cho sự phát triển của ngành nuôi tôm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng căn bệnh mới này do một loại vi khuẩn Vibro parahaemolyticus mới gây ra và được đặt tên là VpTPD. Tuy nhiên, loài Vibrio parahaemolyticus gây bệnh TPD này khác với loài Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính đã được công bố trước đây. Một số thử nghiệm điều trị loại bệnh này đã được tiến hành, tuy nhiên vẫn chưa mang lại kết quả cụ thể.
Hình 1: Đàn tôm bị bệnh TPD
Theo 1 số tin trên các tạp chí báo cáo khoa học :
(1). Đa số xuất hiện trên thẻ
(2). Triệu chứng bệnh vào giai đoạn PL4 - PL7.
(3). Triệu chứng: gan tụy nhợt nhạt, đường ruột trống, tôm hao 20% sau 3 giờ và hao dần đến 100%.
(4). Và khi test xuất hiện khuẩn tím (1 chủng V. parahaemolyticus Vp -JS20200428004-2 khác với chủng gây bệnh AHPND_EMS).
(5). Bệnh này xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc và thời gian gần đây tần xuất xảy ra Miền Trung bệnh này nhiều là do sử dụng dời xanh Trung Quốc.
Khi ra ao nuôi môi trường thay đổi làm tôm bị stress và V.parahaemolyticus (1 chủng khác của AHPND) tấn công và xuất hiện triệu chứng bệnh.
Một số dấu hiệu cho thấy tôm đã bị nhiễm bệnh bao gồm:
- Gan tụy nhợt nhạt, không màu
- Dạ dày, đường tiêu hóa trống rỗng
- Cơ thể trong suốt, mờ đục
- Giảm khả năng bơi, dễ bị chìm xuống đáy
Hình 1: Tôm bệnh TPD được biểu hiện bằng mũi tên màu trắng.
Bệnh TPD tuy là vi khuẩn nhưng rất là nguy hiểm có thể hơn bệnh phát sáng trên tôm giống trước đó, có 1 số tài liệu nói chủng V.parahaemolitycus mới này có độc lực cao gấp 1000 lần EMS, bằng chứng là những bể tôm khỏe mạnh chỉ sau 1 đêm là nó bị chết trắng, nếu nó không hao thì bể tôm đó bị phân đàn 1 cách bất thường do nó tấn công hệ miễm dịch của tôm làm sức khỏe tôm khác nhau trên từng cá thể.
Thứ hai các lô tôm khỏe mạnh đi ra ngoài ao sau 1 thời gian thì nó xuất hiện triệu chứng bệnh, chứng tỏ nó đã trú ẩn trong cơ thể tôm mà hệ miễn dịch tôm không tiêu diệt được.
Chưa có phương pháp kiểm tra mầm bệnh TPD này nên giải pháp hiện tại là phòng bệnh, chặn các nguy cơ có V.para chủng mới vào trại giống và sử dụng dòng gen kháng bệnh.
Phòng bệnh:
- Chuẩn bị ao nuôi trước khi thả giống như sau:
- Diệt tất cả các vật chủ trung gian truyền bệnh bằng vôi hoặc hóa chất
- Vét sạch bùn đáy ao, sau đó tiến hành rải vôi và phơi ao từ 5 -7 ngày.
- Cấp nước vào ao nuôi qua màng lọc để ngăn trứng hoặc ấu trùng các loài giáp xác, cá tạp nhiễm bệnh vào ao nuôi.
- Diệt khuẩn, diệt tạp trước khi thả bằng Chlorine 40kg/1000m3 hoặc TCCA 25kg/1000m3
- Cấy men vi sinh Biosac (có thể sục khí với đường mật) 4h) 1kg/5000m3 nước để gây màu nước trước khi thả giống
- Thả tôm giống sạch bệnh (đã xét nghiệm bằng phương pháp PCR)
- Tắm cho tôm giống bằng formol 100ppm trong 30 phút, loại bỏ những con yếu, bị lắng tụ khi khuấy đảo bể tắm tôm
- Tạt chế phẩm EM thường xuyên trong suốt quá trình nuôi tôm.
- Định kỳ 7 ngày/lần diệt khuẩn nước ao nuôi: Aquadine 1 lít/5000m3
- Định kỳ 5 ngày/lần sử dung Bac Clear 227g/2500m3-5000m3 giúp phân hủy chất hữu cơ trong ao nuôi, làm sạch đáy ao và giảm tảo
- Định kỳ 5- 10 ngày/lần tạt Minvoca 1kg/3000m3 nước + cho ăn Calci Milk 5 ml/kg thức ăn
- Cho ăn men đường ruột Viebac 3 -5ml/kg thức ăn + Beta One 3-5g/kg thức ăn trong suốt vụ nuôi để tăng chức ăn gan, hỗ trợ miễn dịch.
Dylan Tri Ân Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11 (20/11/2024)
Những Buổi Training Định Kì Tại Dylan (06/11/2024)
Trung Thu Cho Thiếu Nhi Năm 2024 “ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM” (11/10/2024)
Chuyến Du Lịch Hàng Năm: Tiếp Năng Lượng Cho Tập Thể DYLAN (30/08/2024)
THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9 (27/08/2024)
Giao lưu kết nối nông nghiệp thông minh Việt – Đài 2024 (30/07/2024)