-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bệnh hội chứng chết sớm “ EMS”
19/01/2024 Đăng bởi: Sales AdminBệnh tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) cũng còn gọi là chứng hoại tử gan – tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome – AHPNS) là bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho tôm nuôi tại Việt Nam (cả tôm thẻ chân trắng lẩn tôm sú) dù là nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh
Bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tích hợp với phage độc tương thích, tạo ra một độc tố mạnh làm phá hủy mô và làm rối loạn chức năng gan tụy trong hệ thống tiêu hóa của tôm. Đây là nguyên nhân làm tôm chết sớm
Tôm xuất hiện bệnh: trong vòng 15-45 ngày đầu tiên sau khi thả, tỷ lệ tôm chết có thể lên tới trên 70%. Tôm có thể chết rất nhanh sau khi phát hiện bệnh 2-3 ngày, tôm nhiễm bệnh nhanh qua nguồn nước, tôm chết con này ăn con kia,…
Giai đoạn đầu: Vibrio parahaemolyticus nhiễm phage tiết ra độc tố rất mạnh làm tôm yếu, mất sức đề kháng, tiếp sau đó tạo cơ hội cho các vi khuẩn cơ hội có hại khác trong ao nuôi xâm nhập, tiết ra độc tố làm rối loạn chức năng gan tụy và hoại tử mô gan tụy (gan tôm vàng nhạt, hoặc trắng bệt, gan tôm teo, dai,..) tôm làm tôm chết hàng loạt.
* Dấu hiệu bệnh lý
- Trên cả đàn tôm:
Giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng, tôm chậm lớn và chết ở đáy ao, tiếp theo tôm bệnh có hiện thượng vỏ mềm và biến màu.
Tôm bị bệnh thường lờ đờ, tấp mé,bơi trên mặt nước, giảm ăn và chết sau đó nhiều trường hợp ghi nhận tôm ngưng chết khi ngưng cho ăn và sau đó chết rất nhanh khi cho ăn trở lại.
-Trên cá thể tôm:
Gan tôm bệnh thường gặp có nhiều trạng thái khác nhau như: Gan bị teo nhỏ và dai màu gan vàng nhạt đến trắng bệt, vỏ mềm, đục cơ, tôm bị phân trắng kéo dài.
(1)Giai đoạn đầu của bệnh, chỗ nối giữa dạ dày và gan tụy bị mờ đục, đường ruột vẫn đầy thức ăn,màu gan bình thường.
(2) tiếp sau khoảng mờ giữa dạ dày và gan tụy rộng hơn gan đổi màu, dạ dày có thể xuất hiện màu đỏ hoặc chuyển đục, có hoặc không có thức ăn.
(3) khoảng mờ giữa dạ dày và gan tụy rộng hơn, gan tụy giảm kích thước, nhạt màu và mờ không có thức ăn trong dạ dày, ruột lỏng, tôm lờ đờ, bỏ ăn.
(4) gan tụy teo hoàn toàn, trống dạ dày, trống ruột, phần nối giữa giáp đầu ngực và thân tôm nới rộng, tôm rất yếu.các giai đoạn của bệnh có thể cùng xuất hiện trong đàn tôm.
Hình 1: Tôm bị EMS gan tôm teo, nhỏ dai, trắng
* Phòng bệnh
Thả tôm giống sạch bệnh (đã xét nghiệm bằng phương pháp PCR).Diệt tất cả các vật chủ trung gian truyền bệnh bằng vôi hoặc hóa chất.Vét sạch bùn đáy ao, sau đó tiến hành rải vôi và phơi ao từ 5 -7 ngày.
Cấp nước vào ao nuôi qua màng lọc để ngăn trứng hoặc ấu trùng các loài giáp xác, cá tạp nhiễm bệnh vào ao nuôi.
Diệt khuẩn, diệt tạp trước khi thả bằng Chlorine 40kg/1000m3 hoặc TCCA 25kg/1000m3.
Cấy men vi sinh EM (có thể sục khí với đường mật 4h) 1kg/5000m3 nước để gây màu nước trước khi thả giống
Định kỳ 7 ngày/lần diệt khuẩn nước ao nuôi: Aquadine 1 lít/5000m3
Định kỳ 5- 10 ngày/lần tạt Minvoca 1kg/3000m3 nước + cho ăn Calci Milk 5 ml/kg thức ăn.
Cho ăn men đường ruột Viebac 3 -5ml/kg thức ăn + Beta One 3-5g/kg thức ăn trong suốt vụ nuôi để tăng chức ăn gan, hỗ trợ miễn dịch.
Có thể dùng kháng sinh đồ để kiểm tra độ nhạy của kháng sinh trong ao, để đưa kháng sinh vào trị bệnh một cách hợp lý.
Trung Thu Cho Thiếu Nhi Năm 2024 “ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM” (11/10/2024)
Chuyến Du Lịch Hàng Năm: Tiếp Năng Lượng Cho Tập Thể DYLAN (30/08/2024)
THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9 (27/08/2024)
Giao lưu kết nối nông nghiệp thông minh Việt – Đài 2024 (30/07/2024)
Chào đón Viện nghiên cứu Chăn Nuôi Hàn Quốc đến thăm và làm việc tại Dylan (01/07/2024)
Trao yêu thương đến các Cụ tại Trung tâm Bảo trợ Người già Thiên Ân (07/06/2024)