-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bệnh đuôi đỏ TSV - Hội chứng virus Taura
03/04/2024 Đăng bởi: Sales AdminTaura syndrom virus- TSV
1. Tác nhân gây bệnh.
Tác nhân gây bệnh là Picornavirus thuộc họ Picornaviridae cấu trúc acid nhân là ARN. Virus kí sinh tế bào biểu mô và dưới biểu mô đuôi.
2. Phân bố và lan truyền.
Bệnh đuôi đỏ hay hội chứng virus Taura, virus gây ra hội chứng Taura được phát hiện vào năm 1992 ở Ecuador và nhanh chóng truyền sang các nước Châu Mỹ, châu Á gây nhiều thiệt hại cho người nuôi tôm.
Hội chứng bệnh taura là bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (L.vannamei) ở giai đoạn nuôi từ 14 – 40 (kích cỡ 0,05 - 5g) ngày nuôi ở ao hoặc trong các bể ương, tôm lớn hơn có thể xuất hiện nếu giai đoạn đầu bệnh chưa xuất hiện thì giai đoạn giống lớn hoặc tôm thương phẩm có thể xảy ra.
3. Dấu hiệu ở các giai đoạn bệnh.
Giai đoạn cấp tính:
Tôm bệnh sẽ có màu đỏ nhạt, đặt biệt là đuôi và có các dấu hiệu của sự hoại tử cục bộ như các mép chân bơi, chân bò và đuôi tôm phồng dày lên, ngoài ra tôm bệnh còn bị mềm vỏ, rỗng ruột và thường chết khi lột xác. Đây là giai đoạn bệnh có tỷ lệ chết cao nhất từ 40 – 90 %. Nếu tôm lớn >1g/con khi bị bệnh chim có thể nhìn thấy tôm bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc ven bờ dẫn đến việc có nhiều con chim thường bay kiếm ăn ở những ao tôm bị bệnh.
Hình 1: Đuôi tôm thẻ chân trắng bị tổn thương, phồng to, tôm có các đốm đen
Giao đoạn chuyển tiếp:
Tôm ở giai đoạn này vẫn bắt mồi bình thường, có thể có hoặc không có hiện tượng mềm vỏ và đổi màu đỏ ở các phần phụ bộ.Tuy nhiên, quan sát kỹ sẽ thấy có nhiều điểm bị thương tổn màu nâu, đen trên lớp vỏ kitin (do cơ chế miễn dịch tự nhiên của tôm hoạt động chống lại mầm bệnh).
Hình 2: Tôm có nhiều đốm đen trên cơ thể
Giao đoạn mãn tính:
Tôm sống sót qua giao đoạn cấp tính và chuyển tiếp sẽ xuất hiện nhiều đốm đen hơn trên lớp vỏ kitin. Tuy nhiên, nếu giữ môi trường ao nuôi nước tốt, tôm khỏ mạnh, sau vài lần lột xác, các dấu hiệu bệnh lý sẽ biến mất và tôm trở lại bình thường dù vẫn mang virus gây bệnh.
4. Một số lưu ý khi có dấu hiệu bệnh xuất hiện.
Ngay sau khi phát hiện bệnh Taura cần lưu ý những điều sau:
+ Ngăn chặn tôm lột xác bằng cách:
Giảm tỉ lệ cho ăn
Duy trì pH > 8.0
Không được hoặc hạn chế việc thay nước
Không sử dụng thuốc hóa chất hoặc kháng sinh
+ Cần loại bỏ tôm chết ra khỏi ao để tránh lây nhiễm trong ao do hiện tượng tôm khỏe ăn tôm chết
+ Sụt khí liên tục và tối đa để duy trì chất lượng nước tốt nhất, đồng thời cung cấp các khoáng chất, dinh dưỡng, thuốc bổ, vitamin tăng sức đề kháng cho tôm để duy trì sức khỏe tốt nhất có thể cho tôm.
Dylan Tri Ân Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11 (20/11/2024)
Những Buổi Training Định Kì Tại Dylan (06/11/2024)
Trung Thu Cho Thiếu Nhi Năm 2024 “ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM” (11/10/2024)
Chuyến Du Lịch Hàng Năm: Tiếp Năng Lượng Cho Tập Thể DYLAN (30/08/2024)
THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9 (27/08/2024)
Giao lưu kết nối nông nghiệp thông minh Việt – Đài 2024 (30/07/2024)