Bệnh đục cơ do virus - Bệnh hoại tử mô dưới da và cơ quan tạo máu (IHHNV)

Bệnh đục cơ do virus - Bệnh hoại tử mô dưới da và cơ quan tạo máu (IHHNV)

09/04/2024 Đăng bởi: Sales Admin

1.Tác nhân gây bệnh.

Bệnh hoại tử mô dưới da và cơ quan tạo máu (IHHNV) hay còn gọi là bệnh công thân đục cơ do giống parvovirus gây bệnh, cấu trúc acid nhân là AND, đường kính 22 nm.Virus ký sinh trong nhân tế bào tuyến anten (râu), tế bào hệ bạch huyết, tế bào mang, tế bào dây thần kinh, không có thể ẩn (occlusion body) mà có thể vùi (inclusion body), chúng làm hoại tử và sưng to nhân vật chủ làm tôm chậm lớn, gây thiệt hại chi phí lớn cho vụ nuôi.

2.Phân bố và lan truyền bệnh.

Bệnh được phát hiện đầu tiên ở mỹ trong đàn tôm giống (p.stylirostris), còn gọi là hội chứng dị hình còi cọc của tôm chân trắng nam mỹ, bệnh xuất hiện từ giai đoạn post đến tôm trưởng thành. Tỷ lệ chết của tôm (p.stylirostris) rất cao, bệnh xuất hiện cả ở singapore, philippines, thái lan, indonesia và malaysia.

Bệnh IHHNV lan truyền cả chiều dọc và chiều ngang, virus có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm ấu trùng hoặc lây nhiễm từ môi trường ở giai đoạn sớm của ấu trùng tôm.

Virus bệnh lây từ mẹ sang ấu trùng (theo chiều dọc) nhưng không phát bệnh, thường đến post 35 có dấu hiệu bệnh có tỷ lệ chết cao, virus lây lan theo chiều ngang ở tôm giống ảnh hưởng rất mãnh liệt ở tôm trưởng thành, đôi khi có dấu hiệu bệnh hoặc chết.

 

            Hình 1. Tôm có các dấu hiệu đục cơ ở các đốt bụng cuối cùng

3.Các triệu chứng bệnh.

  • Tôm nhiễm bệnh IHHNV thường hôn mê, hoạt động yếu, chủy biến dạng
  • Tôm sú (p.monodon) bị bệnh lúc sắp chết thường chuyển màu xanh, cơ phần dưới bụng màu đục (hay gọi là đục cơ).
  • Tôm thẻ chân trắng (p.vannamei) hình dáng bên ngoài dị hình còi cọc, tôm giống (juvenil) chủy biến dạng, sợi anten (râu) quăn queo, vỏ kitin xù xì hoặc biến dạng.

 

  

Hình 2.Chủy tôm bị biến dạng so với bình thường

Hình 3.(D) Cơ quan bạch huyết to hơn gấp đôi hoặc to hơn bình thường

  • Hệ số còi cọc trong đàn tôm giống thẻ chân trắng bị bệnh IHHNV thường có tỉ lệ chết từ 10-30%, khi bị bệnh nặng hệ số còi cọc lớn 30% có khi tới 50%, tôm bị bệnh dạng cấp tính tỉ lệ chết rất cao.
  • Bệnh nhẹ 10-20%, nặng 70-80% tôm bệnh
  • Thường xảy ra sau 30 ngày
  • Tôm ít chết nhưng chậm lớn, chết không đồng loạt
  • Gây chết tôm kéo dài suốt vụ nuôi
  • Thu hoạch tôm không đều cỡ

4. Một số hiện tượng bị tôm công thân, đục cơ do các nguyên nhân khác.

  • Do sốc môi trường (sốc nhiệt, thu tỉa, chuyển ao, …)
  • Do thiếu khoáng, đặt biệt trong môi trường ao nước ngọt, ao có độ mặn thấp
  • Do thiếu oxy trong ao
Gửi bình luận của bạn:
;
popup

Số lượng:

Tổng tiền: