-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bệnh đốm trắng trên tôm
29/11/2023 Đăng bởi: Sales AdminBỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM
Có nhiều nguyên nhân gây xuất hiện đốm trắng : do virus, vi khuẩn, môi trường nước.
1- Bệnh do vi khuẩn:
Tôm bị bệnh đốm trắng do vi khuẩn Bacterial White Spot Syndrome - BWSS, từ các dòng vi khuẩn Vibrio
Biệu hiện tôm bị bệnh do vi khuẩn:
- Tôm yếu tấp mé
- Tôm nhiễm bệnh sẽ có các đốm trắng mờ đục hình tròn nhỏ ở giữa rỗng, đốm trắng phân bố rải rác khắp cơ thể nhưng mật độ ít hơn các đốm do virus WSSV gây ra.
- Tôm chết rải rác, chậm lột vỏ, chậm lớn hầu hết tôm bị đóng rong, đen mang.
- Có trường hợp lớp vỏ tôm bị ăn mòn và mất màu sắc đặc trưng. Các đốm trắng thường chỉ ở phía ngoài vỏ, ít gây hại đến các mô bên trong. Soi mẫu tươi dưới kính hiển vi thấy đốm trắng có dạng lan tỏa hình địa y với viền kiểu gờ khía tròn ở giữa rỗng Kết quả xét nghiệm PCR là âm tính với WSSV
- Khi tình trạng bệnh nhẹ, tôm vẫn ăn mồi nhưng lột vỏ chậm lại, chậm lớn. Số tôm bệnh nặng sẽ chết rải rác. Gần như toàn bộ tôm sẽ bị đóng rong và mang bị bẩn
Hình 1: Tôm bị đốm trắng có các đốm trên giáp đầu ngực tôm
Cách xử lý
- Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ đốm trắng ( một vài con tấp bờ ) nhanh vớt chúng ra khỏi ao
- Cho ăn kháng sinh kết hợp Betaone 3-5g/kg thức ăn. Sau đó, cho ăn Hepawel 5ml/1kg thức ăn giúp bổ gan.
- Môi trường nước thì đánh C fresh 1kg/1000m3, yucca care 1L/5000m3
- Chạy quạt tăng cường oxy nhiều nhất có thể nhằm hỗ trợ nhanh chóng phân hủy chất thải trong ao nuôi
- Diệt khuẩn ao nuôi: wirkon 1,5kg/1000m3
- Hai ngày sau xử lý nước và đáy ao bằng Bac Clear 227 túi/1000m3
2- Đốm trắng do môi trường
Là hiện tượng vỏ tôm dày lên do việc đánh vôi nhiều hoặc sắt kết tủa trên bề mặt vỏ ngoài của tôm. Do chất lượng nước xấu như tảo dày, kiềm cao hoặc tình trạng nước ao nuôi kém.
Biểu hiện của bệnh đốm trắng do môi trường
- Tôm có đốm trắng ở vỏ đầu ngực hoặc phần vỏ ở sống lưng nhưng vẫn khoẻ mạnh. Các đốm vôi hóa có màu từ trắng đến nâu, nổi rõ trên mặt vỏ tạo thành các đốm gồ ghề. Vỏ rất dày và cứng nhất là đuôi. Chân bơi biến màu (tôm thẻ màu vàng, tôm sú màu đỏ)
- Màu sắc tôm đen, tối, bám bẩn
Không có tôm tấp bờ, tôm vẫn hoạt động và ăn bình thường, song chu kỳ lột xác dài hơn bình thường và tôm sinh trưởng chậm hơn đàn tôm khác cùng đợt. - Khi độ cứng của nước cao, tôm sẽ hấp thu quá nhiều làm xuất hiện trên vỏ những đốm trắng
Biện pháp xử lý:
- Thay nước giảm độ cứng nước, giảm ô nhiễm nguồn nước, kích thích tôm lột xác.
- Tạt C12 CLEAN 2 lít/1000m3 để giảm độ cứng
- Xử lý phèn trong ao nuôi bằng EDTA Đức 2kg/1000m3 nước.
- Hạ pH: Men vi sinh Pond care 227gam/1500-2000m3 Sục khí mật rỉ đường nước sạch trong 4 giờ tạt đều khắp ao..Nên sử dụng thêm lần nữa nếu pH chưa giảm theo yêu cầu
- Cắt tảo, giảm tảo: Ecozyme 1 gói/1000m3 hoặc Blue Pond 1 túi/2.000m3 10h đêm
- Kích thích lột xác: Minvoca 1kg/2000m3 + Calci Milk 7ml/kg TĂ
- Tăng sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch: Vitamix hoặc Beta one 3-5g/kg TĂ + men vi sinh đường ruột: Viebac 3-5ml/kg TĂ
3- Bệnh do virus:
Virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) là một loại virus thuộc chi Whispovirus, chi duy nhất trong họ Nimaviridae. Chúng là nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng ở hầu hết các loài động vật giáp xác. Virus dạng hình trứng, có một đuôi phụ ở một đầu.Virus có ít nhất 5 lớp protein, vỏ bao có hai lớp protein. Nhân cấu trúc dsADN không có thể ẩn (Occlusion body).Virus đốm trắng (wssv) có vật chất di truyền DNA là sợi đôi, kí sinh trong nhân tế bào vật chủ. Virus (wssv) chỉ tồn tại tự do được trong nước ao 3 – 4 ngày. Nhiệt độ nước tốt nhất để virus hoạt động mạnh rơi vào nhiệt độ : 24 – 28oC và nhất là giai đoạn nhiệt độ thấp, thời tiết chuyển mùa tôm dễ bị stress tôm dễ nhiễm bệnh.Thường nhiệt độ dưới 30oC bệnh thường bùng phát. WSSV có khả năng tồn tại trong nước mặn từ 5- 40‰, độ pH 4 -10 nhiệt độ 0 – 80oC.
Biểu hiện của bệnh đốm trắng do virus:
- Tôm có rất nhiều đốm trắng kích thước 0,5-2,0 mm xuất hiện bên trong vỏ nhất là ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, thứ 6 và lan toàn thân.
- Tôm bệnh hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ ao.
- Đôi khi tôm có dấu hiệu đỏ thân. Bệnh thường xuất hiện ở thời điểm 1-2 tháng sau khi thả nuôi, khi môi trường nuôi tôm xấu bệnh dễ xuất hiện. Khi các đốm trắng xuất hiện sau 3-7 ngày tôm chết hầu hết trong ao nuôi (100%), tỉ lệ chết cao và nhanh
Xử lý ao đã nhiễm virus đốm trắng:
- Thu tôm trong vòng 1-2 ngày nếu tôm đạt kích cỡ thu hoạch
- Khử trùng nước và dụng cụ nhiễm WSSV bằng Chlorine nồng độ 40 ppm. Giữ nước đã xử lý chlorine ít nhất 7 ngày trước khi thải ra môi trường.
- Dụng cụ và quạt nước dùng trong ao phải được phun xịt bằng nước hòa chlorine với nồng độ 1600ppm. Hoặc ngâm trong dd chlorine 400ppm ít nhất 3 ngày.
- Nếu tôm chưa đạt cỡ thu hoạch thì hủy tôm bằng Chlorine nồng độ 40ppm. trường hợp tôm chưa chết hết thì tái xử lý bằng chlorine 100ppm
- Xác tôm chết phải lưu lại trong ao ít nhất 7 ngày cho phân hủy tự nhiên và tiêu diệt mầm bệnh
- Sau khi tháo nước, loại bỏ bùn đáy, xử lý vôi CaO 4.000- 5.000kg/ha khi đáy còn ẩm. Tiến hành phơi đáy ao (trường hợp ao đất ít phèn).
Đối với những ao tôm trong vùng dịch chưa nhiễm bệnh:
- Cách ly ao bệnh, những ao nuôi gần ao nhiễm bệnh không có dấu hiệu bệnh (giảm ăn, lờ đờ) có thể duy trì bằng cách giảm thiểu các nguyên nhân gây căng thẳng như định kỳ 4 – 5 ngày sử dụng men vi sinh bổ sung vào ao nuôi nhằm phân hủy các chất hữu cơ trong ao, tạo môi trường tốt cho tôm.
- Xử lý diệt khuẩn Reddine ở mức 1 lít /1000m3 ( lập lại sau 3 - 4 ngày) hoặc BCK 8+ 1 lít /1000m3 ( lập lại sau 3 - 4 ngày)
- Đồng thời người nuôi cần theo dõi nắm thông tin về môi trường nước, tình hình bệnh xảy ra trong khu vực nuôi, cảnh báo dịch bệnh của cơ quan chuyên môn để có biện pháp chủ động phòng tránh.
- Người nuôi không nên đến nơi phát dịch, hạn chế người lạ qua lại các ao tôm, trường hợp phải vào ao thì cần thay quần áo và lội qua bể nước khử trùng (Chlorine, Formaline 5%). Không dùng chung 1 dụng cụ cho các ao khác nhau.
- Sử dụng vôi bột (CaO) rải xung quanh bờ ao, đắp chặt cống cấp và thoát nước. Quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn xâm nhập của cua, còng, cá… vào ao, căng dây và lắp hình nộm để chống chim cò vào ao.
- Hạn chế việc cấp thay nước vào ao nuôi để giảm thiểu mầm bệnh vào ao nuôi. Những hộ nuôi có ao lắng thì cần tiến hành bơm và xử lý nước thật kỹ trước khi bổ sung nước vào ao nuôi.
- Thu gom và xử lý chất thải đúng quy định, không xả thải trực tiếp ra môi trường nhằm ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước cấp.
Phòng bệnh:
- Chuẩn bị ao nuôi trước khi thả giống như sau:
- Diệt tất cả các vật chủ trung gian truyền bệnh bằng vôi hoặc hóa chất
- Vét sạch bùn đáy ao, sau đó tiến hành rải vôi và phơi ao từ 5 -7 ngày.
- Cấp nước vào ao nuôi qua màng lọc để ngăn trứng hoặc ấu trùng các loài giáp xác, cá tạp nhiễm bệnh vào ao nuôi.
- Diệt khuẩn, diệt tạp trước khi thả bằng Chlorine 40kg/1000m3 hoặc TCCA 25kg/1000m3
- Cấy men vi sinh Biosac (có thể sục khí với đường mật) 4h) 1kg/5000m3 nước để gây màu nước trước khi thả giống
- Thả tôm giống sạch bệnh (đã xét nghiệm bằng phương pháp PCR)
- Tắm cho tôm giống bằng formol 100ppm trong 30 phút, loại bỏ những con yếu, bị lắng tụ khi khuấy đảo bể tắm tôm
- Tạt chế phẩm EM thường xuyên trong suốt quá trình nuôi tôm.
- Định kỳ 7 ngày/lần diệt khuẩn nước ao nuôi: Aquadine 1 lít/5000m3
- Định kỳ 5 ngày/lần sử dung Bac Clear 227g/2500m3-5000m3 giúp phân hủy chất hữu cơ trong ao nuôi, làm sạch đáy ao và giảm tảo
- Định kỳ 5- 10 ngày/lần tạt Minvoca 1kg/3000m3 nước + cho ăn Calci Milk 5 ml/kg thức ăn
- Cho ăn men đường ruột Subac (Viebac) 3 -5ml/kg thức ăn + Beta One 3-5g/kg thức ăn trong suốt vụ nuôi để tăng chức ăn gan, hỗ trợ miễn dịch.
Chuyến Du Lịch Hàng Năm: Tiếp Năng Lượng Cho Tập Thể DYLAN (30/08/2024)
THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9 (27/08/2024)
Giao lưu kết nối nông nghiệp thông minh Việt – Đài 2024 (30/07/2024)
Chào đón Viện nghiên cứu Chăn Nuôi Hàn Quốc đến thăm và làm việc tại Dylan (01/07/2024)
Trao yêu thương đến các Cụ tại Trung tâm Bảo trợ Người già Thiên Ân (07/06/2024)
Thông báo chương trình siêu sale 2024 (05/06/2024)