BỆNH ĐỐM ĐEN TRÊN TÔM

BỆNH ĐỐM ĐEN TRÊN TÔM

15/12/2023 Đăng bởi: Sales Admin

Bệnh đốm đen trên tôm tỉ lệ chết lên đến 70-80% đồng thời thiệt hại về giá tôm khi xuất bán cho thương lái.

Các đốm đen trên tôm thường được gọi là “bệnh đốm đen” nguyên nhân là do cơ thể tôm tiết ra sắc tố (melanin) nhằm chống lại vi sinh vật (đặt biệt là vi khuẩn tấn công, ăn mòn vỏ kitin trên tôm) gây hại đến cơ thể chúng và bảo vệ chúng khỏi bị nhiễm bệnh. Thường nguyên nhân của hiện tượng đốm đen là do ao mật độ khuẩn cao, ao độ mặn thấp, kiềm dưới 100 mg/l vỏ tôm mềm vi khuẩn dễ xâm nhập và gây hại cộng thêm việc quản lý môi trường nước không tốt (dư thừa thức ăn, tảo tàn, hàm lượng khí độc cao, hàm lượng oxy thấp…) nước ao ô nhiễm cao. Tôm thường có tỉ lệ mắc bệnh cao trong thời gian chuyển mùa, thời tiết thay đổi thất thường diễn ra kéo dài trong năm, tôm vẫn có thể mắc bệnh trong suốt thời gian nào của năm.

Ngoài ra, nấm và các tác nhân khác cũng có thể xâm nhập gây tổn thương vỏ tôm.

  • Dấu hiệu quan sát tôm bệnh:

Tôm lờ đờ, giảm ăn hoặc bỏ ăn, tốc độ tặng trưởng chậm, trên thân xuất hiện nhiều đốm đen li ti hoặc mảng lớn màu đen, mang màu tối đen, vàng, đuôi mỏng, phồng, hoặc có thể có những tổn thương phụ bộ như mòn đuôi, cụt râu,..

Đối với trường hợp nặng thì rỗng ruột, gan tụy nhợt nhạt, bề mặt tôm bị đốm đen có thể có mùi hôi.

  • Diễn biến bệnh:

Ở giai đoạn đầu của bệnh dấu hiệu lâm sàng dễ nhận thấy nhất là đàn tôm bắt đầu có hiện tượng tổn thương các phụ bộ như mòn đuôi, cụt râu, tuy nhiên tôm vẫn ăn bình thường, không có bất kì biểu hiện nào cho thấy gan yếu, nhợt nhạt và đường ruột vẫn đầy thức ăn. Một dấu hiệu cơ bản khác để phát hiện sớm bệnh là râu và đuôi của tôm chuyển sang màu đỏ (dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng), đuôi có thể bị phồng nhẹ.

Giai đoạn kế tiếp của bệnh xuất hiện nhiều đốm đen rải rác trên vỏ tôm các đốm đen có thể xuất hiện cả trên giáp đầu ngực, và toàn thân tôm, nhiều trường hợp quan sát tôm chỉ thấy vài vết đen giữa lưng, đầu hoặc ở đuôi có thể gây hiểu nhầm do mật độ tôm cao nên đâm nhau trong quá trình hoạt động và gây tổn thương vỏ, giai đoạn này tôm bắt đầu giảm ăn dần đến bỏ ăn, tốc độ tăng trưởng chậm, chết rải rác trong ao, trong vó. Có thể xuất hiện tình trạng tôm bị trắng lưng, đục thân và lột xác không hoàn toàn (dính vỏ, dính chân)

Giai đoạn nặng hơn tỉ lệ chết tăng cao, tỉ lệ tôm xuất hiện đốm đen trên thân tăng cao và nhanh, có thể chiếm đến 70% đàn tôm. Gan tụy nhợt nhạt, tôm tấp mé, ruột rỗng (nhưng không phải là bệnh hoại tử gan tụy cấp EMS)

  • Biện pháp chữa trị:

Đối với môi trường:

1.Tiến hành diệt khuẩn trong ao bằng sp phù hợp tùy theo giai đoạn tuổi tôm. Quá trình này có thể lặp lại 2-3 lần tùy theo tỷ lệ nhiễm bệnh trong ao.

2.Cấy vi sinh lại với hàm lượng cao: sau 36h diệt khuẩn có thể bổ sung men vi sinh để cải tạo lại nước ao, tăng lượng khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn hại trong ao, phân hủy chất hữu cơ, giảm hàm lượng khí độc trong ao.

3.Tăng cường sục khí

Đối với tôm:

1.Giảm cho ăn từ 10-30% lượng cho ăn hàng ngày

2.Bổ sung vitamin C, khoáng chất, vitamin tổng hợp, bổ gan và các chất tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho tôm.

3.Với tỉ lệ nhiễm bệnh dưới 40% và môi trường nước ao không bị ô nhiễm quá nặng có thể kết hợp với kháng sinh đồ để kiểm tra độ nhạy của kháng sinh trong ao, để đưa kháng sinh vào trị bệnh một cách hợp lý.

Gửi bình luận của bạn:
;
popup

Số lượng:

Tổng tiền: