Bệnh phân trắng là gì ? Cách điều trị bênh phân trắng trên tôm

Bệnh phân trắng là gì ? Cách điều trị bênh phân trắng trên tôm

24/05/2021 Đăng bởi: Admin Dylan

Bệnh phân trắng  thường xảy ra ở tất cả giai đoạn của tôm từ 30 ngày tuổi trở lên.  Bệnh không gây  nguy hiểm như bệnh đốm trắng, đỏ thân hay bệnh  hội chứng chết sớm EMS, cũng ít lan rộng thành dịch nhưng làm giảm năng suất và gây thiệt hại cho người nuôi.

Bệnh thường xuất hiện trong mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc nuôi mật độ cao 

Bệnh thường xảy ra khi nhiệt độ kéo dài > 32oC ( thích hợp: 25-30oC ), oxy hòa tan < 3 ppm ( thích hợp: 4,5 - 7,0 mg/l) ; Nồng độ các chất hữu cơ cao > 100 ppm; Nồng độ Vibrio cao > 1 x 10^2 CFU/ml; Độ kiềm < 80 ppm và > 200 ppm ( thích hợp 80 – 200 mg/l ). Ngoài ra còn do các tác nhân sau:

1. Nguyên Nhân:

Bệnh phân trắng do nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Tảo độc: tảo lam, tảo giáp… và thức ăn chứa nấm mốc, độc tố sẽ phá vỡ lớp tế bào ngoài của thành ruột và manh tràng của tôm gây nên các vết viêm nặng, vi khuẩn Vibrio tấn công làm chết tôm
  • Do ký sinh trùng Gregarine: Gregarine nhóm nguyên sinh vậy ký sinh trung gian trên nhóm thân mềm 2 vỏ và nhóm giun tơ xâm nhập vào tôm khi chúng ăn phải những vật chủ trung gian, chúng sẽ bám vào thành ruột của tôm, gây tổn thương ruột, dạ dày tạo điều kiện cho nhó vi khuẩn Vibrio gây hoại tử thành ruột tạo nên đốm trắng hay vàng nhạt trên thành ruột.
  • Do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei: vi bào tử trùng chuyên ký sinh trên gan tụy của tôm và có thể gây ra bệnh phân trắng;
  • Do nhóm vi khuẩn Vibrio: nhóm vi khuẩn trong hệ thống gan tụy, đường ruột và phân tôm thuộc các nhóm Vibrio parahaemolyticus, Vibrio fluvialis, Vibrio alginolyticus, Vibrio mimicus, Vibrio vulnificus, Vibrio cholera  Vibrio damselae.

2. Triệu chứng

  • Xuất hiện các đoạn phân tôm màu trắng đục trong nhá hoặc nổi trên mặt nước, có khi phân còn dính ở hậu môn tôm bị bệnh
  • Nếu bệnh nặng sẽ xuất hiệu rất nhiều đoạn phân trắng trôi nổi lở lửng trong ao nuôi và đã có tôm chết rãi rác
  • Tôm giảm ăn nếu bệnh nặng tôm bỏ ăn
  • Tôm bị ốp, vỏ  mềm mỏng, chậm lớn
  • Quan sát kỹ đường ruột của tôm thấy ống ruột bị đứt quãng hoặc trống rỗng, khi bóp nhẹ thấy phân tôm có thể di chuyển lên xuống trong ống ruột của tôm, nhất là phần cuối ruột, ở giai đoạn này tôm có thể giảm ăn nhanh và nếu không có biện pháp xử lý kịp thời tôm có thể bỏ ăn hoàn toàn chỉ trong vòng vài ngày và bắt đầu xuất hiên tôm chết ở trong ao
  • Các con tôm bệnh có màu sậm bất thường

3. Truyền lây:

  • Bệnh thường không phát triển tràn lan mà chỉ phát triển thành từng vùng.
  • Bệnh thường gặp ở những ao nuôi mật độ dày mà không hoặc ít thay nước hoặc kết hợp với sự thay đổi của thời tiết.
  • Tại ao nuôi thì bệnh có thể xuất hiện khi thả tôm cho đến khi thu hoạch do tôm giống bị nhiễm bệnh hoặc do các vật chủ trung gian truyền bệnh.
  • Những vùng nuôi đã có xuất hiện bệnh thì cũng dễ bị mắc bệnh vào vụ sau hơn ở những vùng không bị mắc bệnh. Những ao có thời gian cảo tạo ngắn, cải tạo không kỹ cũng dễ bị mắc bệnh hơn những ao cải tạo đúng kỹ thuật.

4. Phòng Bệnh:

  • Kiểm tra chất lượng con giống trước khi đưa vào nuôi để tránh mang mầm bệnh vào ao, nếu có điều kiện nên kiểm tra thêm chỉ tiêu nguyên sinh động vật Gregarine trong ruột tôm giống trước khi thả.
  • Thả nuôi mật độ phù hợp với từng loại mô hình như ao đất 60 – 80 con/m2, ao bạt 200 – 300 con/m2.
  • Cải tạo ao và chuẩn bị nước nuôi thật kỹ càng đảm bảo các điều kiện thủy hóa phù hợp nuôi tôm thẻ.
  • Cần quản lý môi trường ao nuôi thật tốt, luôn giữ pH ổn định, không biến động giữa sáng và trưa trên 0,5 độ. Thay nước ao nuôi định kỳ
  • Kiểm soát không cho tảo phát triển qua nhiều ( mật độ tảo quá dày).
  • Quản lý thức ăn tốt để tránh thức ăn dư thừa làm xấu môi trường nước, hạn chế hoặc không sử dụng thức ăn tươi sống như: nghêu, sò, cá.. vì đây là biện pháp quan trọng nhằm hạn chế sự xuất hiện và lây lan của bệnh.
  • Theo dõi tôm trong vó thường xuyên.

 

* Lưu ý: định kỳ 15-20 ngày kiểm tra hàm lượng vi khuẩn Vibrio sp trong môi trường ao nuôi và  tôm nuôi để có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả, ít gây thiệt hại cho vụ nuôi.

- Cần định kỳ sát khuẩn ao nuôi: AQUA-DINE liều 1 lit/5000 – 6000m3

+ định kỳ 7 ngày/lần giảm mật độ vi khuẩn Vibrio trong ao.

Quản lý môi trường ao nuôi ổn định bằng:

+ Sử dụng men vi sinh xử lý: POND CLEAR  1 túi/3000m3 – 4000m3  định kỳ 5 ngày/lần giúp phân hủy chất hữu cơ trong ao nuôi và làm sạch đáy ao

- Định kỳ cho ăn BT-8000 liều 2g/kg TĂ, ngày ăn 1 -2 lần, 3 lần/tuần

-  Tăng cường bổ sung vi sinh đường: SUBAC 3 -5ml/kg TĂ

- Để tăng cường sức đề kháng cho tôm cần phải bổ sung thêm C-Fresh 3g/kg hoặc BETA ONE liều 3-5g/kg + Hepatic liều 3 - 5ml/kg, 2 lần/ngày trong quá trình nuôi và tăng cường chức năng gan để tôm khỏe mạnh, tăng khả năng thải độc cho tôm nuôi.

5/ Điều trị

  • Ngừng cho ăn hoàn toàn trong vòng 1 – 2 ngày hoặc giảm ăn 50%;
  • Chạy quạt tăng cường ôxy nhiều nhất có thể nhằm hỗ trợ nhanh chóng phân hủy chất thải trong ao nuôi;
  • Thay nước sạch đã xử lý 30 – 50% (Chú ý thay chậm để không làm tôm sốc);

Tìm các giải pháp phù hợp để làm giảm nồng độ các chất hữu cơ trong ao (nếu ao thường xuyên xi phông thì dùng chất lắng tụ: KMR hoặc ACCOFLOC liều 500g/1000m3  rồi xi phông sạch ra ngoài. Trường hợp ao không được xi phông trước đó thì chỉ dùng Men vi sinh, không được làm xáo trộn đáy ao khiến khí H2S khuếch tán vào nước gây chết tôm;

  • Sử dụng vi sinh với liều cao gấp 3 lần so với liều bình thường xử lý nước và đáy ao =>  POND CLEAR 227g/2000-3000m3
  • Ngày 3 cho ăn thảo dược thay thế kháng sinh BT-8000 liều 5-7g/kg , ngày ăn 2 cữ, ăn liên tục trong 4 -5 ngày
  • Sau đó, trộn xen kẽ các nhóm vi sinh tiêu hóa: SUBAC 3-5ml/kg và BỘT TỎI 10 g/kg vào thức ăn để cho tôm ăn (không trộn tỏi cùng vi sinh vì tỏi có thể làm bất hoạt vi sinh);
  • Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên trong vòng 5 ngày liên tục.

 

Gửi bình luận của bạn:
;
popup

Số lượng:

Tổng tiền: